Wednesday, April 20, 2011

Tâm hồn trẻ thơ

Để chuẩn bị cho Tuần Thánh và nhất là Tam Nhật Phục Sinh, tôi đọc Giêsu Thành Nadareth, cuốn 2 của ĐGH Bênêdictô XVI. Ở chương 1, điểm ĐGH phân biệt giữa đám đông tung hô Chúa và đám đông của ngày thứ Sáu khi Chúa chịu đóng đanh làm cho tôi cảm thấy phấn khởi.

All three Synoptic Gospels, as well as Saint John, make it very clear that the scene of Messianic homage to Jesus was played out on his entry into the city and that those taking part were not the inhabitants of Jerusalem, but the crowds who accompanied Jesus and entered the Holy City with him.

This point is made most clearly in Matthew’s account through the passage immediately following the Hosanna to Jesus, Son of David: “When he entered Jerusalem, all the city was stirred, saying: Who is this? And the crowds said: This is the prophet Jesus from Nazareth of Galilee” (Mt 21:10-11). The parallel with the story of the wise men from the East is unmistakable. On that occasion, too, the people in the city of Jerusalem knew nothing of the newborn king of the Jews; the news about him caused Jerusalem to be “troubled” (Mt 2:3). Now the people were “quaking”: the word that Matthew uses, eseísthē ( seíō), describes the vibration caused by an earthquake.

People had heard of the prophet from Nazareth, but he did not appear to have any importance for Jerusalem, and the people there did not know him. The crowd that paid homage to Jesus at the gateway to the city was not the same crowd that later demanded his crucifixion....

Matthew’s account has another important text concerning the reception given to Jesus in the Holy City. After the cleansing of the Temple, the children in the Temple repeat the words of homage: “Hosanna to the Son of David!” (21:15). Jesus defends the children’s joyful acclamation against the criticism of “the chief priests and the scribes” by quoting Psalm 8: “Out of the mouths of babies and infants you have brought perfect praise” (v. 2)....

His meaning becomes clear if we recall the story recounted by all three Synoptic evangelists, in which children were brought to Jesus “that he might touch them”. Despite the resistance of the disciples, who wanted to protect him from this imposition, Jesus calls the children to himself, lays his hands on them, and blesses them. He explains this gesture with the words: “Let the children come to me; do not hinder them; for to such belongs the kingdom of God. Truly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God like a child shall not enter it” (Mk 10: 13-16). The children serve Jesus as an example of the littleness before God that is necessary in order to pass through the “eye of a needle”, the image that he used immediately afterward in the story of the rich young man (Mk 10:17-27).

Cả ba Tân Ước Nhất Lãm, cũng như Thánh Gioan, nói rất rõ ràng rằng khung cảnh tôn vinh Đấng Mêsia người ta gán cho Chúa Giêsu xảy ra khi Chúa vào thành và những kẻ tham dự không là dân cư của thành Giêrusalem nhưng là đám đông đã theo Ngài và vào Thành Thánh với Ngài.

Điều này được làm rõ ràng nhất trong Phúc Âm thánh Matthêu, trong đoạn ngay sau sự tôn vinh Chúa Giêsu, Con Vua Đavít: "Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: 'Ông này là ai vậy?' Dân chúng trả lời : 'Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy.'" (Mt 21:10-11) Sự song song của câu chuyện này và câu chuyện của các nhà chiêm tinh từ phương Đông thì không thể lầm được. Cũng trong thời điểm ấy, dân chúng trong thành Giêrusalem không biết điều gì về vị vua dân Do-thái mới sinh ra; tin về Ngài gây "bối rối" (Mt 2:3). Và dân chúng "xôn xao": chữ Mátthêu dùng eseísthē ( seíō), diễn tả sự rung động xảy ra bởi động đất.

Người ta đã nghe về vị ngôn sứ từ thành Nadareth, nhưng Ngài dường như không có gì là quan trọng cho thành Giêrusalem và dân cư ở đó không biết Ngài. Đám đông đã tôn vinh Chúa Giêsu nơi cổng vào thành không cùng là một đám đông mà sau đó đòi đóng đanh Ngài.....

Mátthêu có một phần tường thuật quan trọng về sự tiếp đón Chúa Giêsu trong Thành Thánh. Sau việc tẩy sạch Đền Thờ, những đứa trẻ trong Đền Thờ lập lại những lời ca ngợi: "Chúc tụng Con Vua Đavít!" (21:15). Chúa Giêsu bênh vực lời ca ngợi đầy hân hoan của các trẻ khỏi những lời trách móc của "các thượng tế và kinh sư" trích Thánh vịnh 8: "Qua miệng con thơ trẻ nhỏ, Ngài đã làm bật ra tiếng ngợi khen hoàn hảo." (Tv 8,2)

Ý của Chúa Giêsu sẽ rõ ràng nếu chúng ta nhớ lại câu chuyện đã được tường thuật bởi cả ba Tin Mừng Nhất Lãm khi người ta đem các trẻ nhỏ đến để "Ngài đặt tay trên chúng. Bất kể sự kháng cự của các môn đệ khi họ muốn bảo vệ Ngài khỏi sự quấy rầy, Chúa Giêsu gọi các trẻ em đến với Ngài, đặt tay trên chúng, và chúng lành cho các em. Ngài giải nghĩa hành động này với lời này: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.” (Máccô 10:13-16). Chúa Giêsu dùng các trẻ nhỏ như một ví dụ về sự cần thiết của tâm hồn nhỏ mọn trước Thiên Chúa để có thể đi qua được "lỗ kim", hình ảnh mà Ngài dùng ngay sau câu chuyện của người giàu có trẻ tuổi (Mc 10:17-27).

Đoạn viết này của ĐGH Bênêđictô làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi đã nghe nhiều lần "đám đông hôm nay tung hô Chúa, ngày mai lại đòi đóng đanh Chúa." Câu này gây nên cảm giác thất vọng. Dầu biết rằng thật thế, mỗi lần tôi phạm tội, tôi thất nghĩa, không tin Chúa và làm Chúa đau lòng. Có một tiếng nói nho nhỏ trong trái tim tôi cũng xuất hiện: "Cố gắng mấy tôi cũng sẽ đóng đanh Chúa. Ôi sầu quá!"

ĐGH Bênêđictô cho tôi một cách nhìn khác. Ngay bây giờ, tôi sẽ thoát được sự sầu khổ tâm hồn ấy như các trẻ nhỏ ca ngợi Chúa Giêsu trong Đền Thờ và sẽ không tham dự vào đám đông không biết Chúa và đã kết án Ngài.

Đứng trước mặt Thiên Chúa, tôi là kẻ bé mọn nhưng được thương yêu. Tôi sẽ để Ngài đặt tay trên tôi, chúc lành cho tôi. Tôi thuộc về đám đông đã theo Ngài.

No comments:

Post a Comment