Sunday, June 26, 2011

Uớc muốn thiên đàng, tôi đi tìm hạnh phúc


Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. (Col 1,24)


Sau hơn 25 năm cố gắng sống đời tốt lành đẹp lòng Chúa bây giờ tôi mới hiểu lý do của những khổ tâm của tôi.

Tôi cố gắng sống đời đạo đức của con chiên ngoan đạo để trở thành người tốt, để làm đẹp lòng Chúa. Tôi đón nhận hy sinh với nhiều lưỡng lự, cắn răng chịu đựng vì “mọi sự sẽ qua đi.”

Rầm rĩ như than nằm sâu dưới lớp tro dày là ước muốn có một đời hạnh phúc. Nó là động lực sống của tôi. Thiên đàng mai sau xa vời quá. Tôi tìm mọi cách để có sự bình an và hạnh phúc ngay bây giờ.

Bí lối, tôi buộc phải nhận ra rằng cái hạnh phúc mà tôi muốn, tôi sẽ không tìm được nó và nhờ đó có thể nhận ra sự sai lầm của mình.

Hạnh phúc không thể là mục đích của đời tôi. Hạnh phúc là kết quả của một cách sống. Vì mục đích của tôi là đi tìm hạnh phúc, cuộc sống trở nên khó khăn nặng nề và đầy thất vọng. Những xảy ra trong cuộc sống ít khi đi theo ý tôi và tôi chống cự những xảy ra này. Thay vì được hạnh phúc vì ít khi sự việc xảy ra theo ước muốn quá vị kỷ của tôi, tôi lại phải đương đầu với những "khó khăn" xảy ra ngoài dự định. Tôi muốn trở nên một người tốt cho lợi ích của riêng tôi, cho sự thánh thiện của đời tôi, để được lòng người khác. Tôi hy sinh để có sức mạnh và để Chúa hài lòng với tôi. Rút cuộc, tôi là cùng đích của mọi sự.

Chúa Giêsu hiến thân mình trên cây thập tự là một sự lôi cuốn mạnh mẽ của đời vị tha nhưng cũng là sự sợ hãi của tôi. Tôi sợ đau khổ, sợ mất mát.

Ơn Chúa xuống trên tôi như nước nhỏ trên tảng đá. Rơi mãi đá cũng mòn và cuối cùng tôi “chợt hiểu”. Nếu tôi muốn hạnh phúc, tôi sẽ không tìm hạnh phúc nhưng hết mọi cách dâng hiến tất cả đời tôi: sức lực, khả năng, trí khôn cho Thiên Chúa và để làm sáng danh Chúa.

Thiên Chúa đã yêu tôi cách điên cuồng đến nỗi Ngài đã hiến thân mình để tôi được sống. Tôi cũng sẽ đáp trả tình yêu ấy với trót cả đời mình. Tôi có thể đoán được tôi sẽ rất hạnh phúc nếu tôi sống tất cả cho Chúa.

Mục đích của tôi không còn là hạnh phúc nhưng là để yêu mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn bằng đời sống tận hiến phục vụ Chúa qua việc phục vụ anh chị em mình.

Để phục vụ Chúa cách trọn vẹn, tôi sẽ phải chiến đấu với khuynh hướng ích kỷ, và vượt qua những sợ hãi của lòng kém tin.

Khi tôi không đi tìm hạnh phúc, thì hạnh phúc của thiên đàng là một sự có thể cho tôi ngay cả đời này. Tôi ước mong được như Thánh Phaolô, Thánh Têrêsa Hài Đồng, Thánh Têrêsa Avila để coi những hy sinh, những chịu đựng như là vinh dự của mình để được hiệp thông với Chúa Giêsu.

Hạnh phúc là hoa quả của tình yêu. Hạnh phúc và bình an là hồng ân của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa của tình yêu. Bây giờ tôi "chợt hiểu".

Thursday, June 9, 2011

Bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt
(2 Cor 4,8)


Trong cuộc sống của người Kitô hữu, con đường trở nên thánh thiện là một con đường lên dốc thẳng, đầy chiến đấu gay go. Khi chúng ta tưởng mình đã vượt qua được một trở ngại và mạnh sức hơn một tí, chúng ta lại gặp lại vấn đề cũ của ích kỷ, cái tôi quá lớn vật ngã một lần nữa.

Chúng ta muốn xuôi tay bỏ cuộc cho rằng việc trở nên thánh thiện là việc của ai đó nhưng chúng ta khi thôi xin kiếu.

Chúng ta nghĩ thánh thiện là từ sức mạnh ý chí sắt đá của riêng mình. Khi chúng ta không có ý chí sắt đá đó thì trở nên thánh nhỏ thôi là cũng đủ.

Phản ứng của những người anh em Tin Lành khi họ nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta nên thánh nhờ sức mạnh sắt đá của chính mình, giúp tôi suy nghĩ nhiều hơn về đời thánh thiện trong Kinh Thánh.

Đấng Sáng Lập dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, Chân Phước Alberione có viết vài bài cầu nguyện và vì một lý do nào đó, tôi luôn nhớ: Xin đặt ý chí của Thầy thay cho ý chí của con; Xin thay thế tình yêu của con cho Chúa và cho tha nhân bằng tình yêu của Chúa; Xin thay thế trái tim con với trái tim của Chúa.

Có lẽ tôi thích những lời nguyện này vì nó đặt gánh nặng cho sự thánh thiện của tôi trên vai Chúa. Dù rằng tôi cũng phải cộng tác với Chúa, những lời nguyện này đem an ủi đến tâm hồn tôi vì Thiên Chúa là Đấng chủ sự. Tôi không biết đường để đi, nhưng việc vạch ra con đường là việc của Chúa. Không phải của tôi.

ĐGH Benedict trong cuốn một của “Đức Giêsu Thành Nazareth,” trong đoạn chú giải về Kinh Lạy Cha sau khi nói ở đâu Thiên Chúa không hiện diện, nơi đó con người sẽ tiêu vong cùng với cả thế giới. Và ở đâu thánh ý của được thực hiện ở đó là trời. Ở đâu thánh ý Chúa không được thực hiện, đó chỉ là đất. Ngài tiếp tục: "Từ đó, chúng ta có thể biết trong ý nghĩa sâu xa và đặc thù nhất, Đức Giêsu là 'trời'—trong Người và qua Người, ý muốn Thiên Chúa đã được thực thi trọn vẹn. Khi nhìn ngắm Người, chúng ta học được rằng chúng ta không thể nào tự mình nên công chính được: trọng lực ý muốn của chúng ta luôn lôi kéo chúng ta ra khỏi ý muốn của Thiên Chúa, bắt chúng ta trở thành “đất”. Nhưng Người đón lấy chúng ta, kéo chúng ta về Người, vào trong Người, và trong sự hiệp thông với Người, chúng ta học được ý muốn Thiên Chúa. Như thế, trong lời cầu xin thứ ba của Kinh Lạy Cha, chúng ta khẩn cầu để luôn được gần gũi với Người, để ý muốn của Thiên Chúa lướt thắng được sức lực ích kỷ nặng nề của chúng ta, nâng chúng ta đến nới mà chúng ta được kêu gọi."

Thật là tràn đầy niềm an ủi. Thiên Chúa biết rõ con người tôi luôn hướng về “đất” nhưng Người không để tôi một mình. Cuối cùng Chúa sẽ toàn thắng. Ngài sẽ thay thế cái gì là của tôi, với cái gì là của Ngài. Lạy Chúa, con đặt hy vọng vào tình yêu của Ngài. Dầu con không đủ sức, Chúa sẽ là sức mạnh của con.