Thursday, March 28, 2013

Tình yêu sao đi xa quá vậy?

Tôi nhớ có một lần lên Facebook và có một người đặt câu hỏi tại sao Chúa Giêsu phải chết trên cây thánh giá.

Bài suy niệm của tôi không trực tiếp trả lời câu hỏi này nhưng hy vọng rằng sau bài suy niệm câu hỏi này sẽ đưa đến chỗ bạn bị ngạc nhiên vì tình yêu đi sao xa quá vậy? Và để bài suy niệm có ý nghĩa, chúng ta cần nhớ đến những lời Chúa Giêsu nói: “Thầy và Cha Thầy là một… Thầy ở đâu, Cha Thầy cũng ở đó…. Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.”

Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi nhưng lòng thắc mắc mà không dám nói ra lời vì sợ mình phạm thượng với Chúa. Câu hỏi đó là: Thiên Chúa Cha Ngài ở đâu trong cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu?

Trong đời sống tâm linh, tôi cảm thấy gần gũi với Thiên Chúa Cha và cảm thấy Thiên Chúa Cha thích mình có lẽ vì người cha dưới đất của tôi tuy không hoàn hảo nhưng tỏ bày sự yêu thích của mình với tôi qua những hành vi rất bình thường. Chẳng hạn như khi tôi lớp 3 hát ngang như cua thế mà cứ rống và anh chị cả chịu không nỗi phải nói “Mày hát ngang như cua bò. Câm miệng là vừa.” Bố ra tiếng bảo vệ “Cứ để cho em nó hát. Nó hát cho vui nhà vui cửa.” Thế là tôi cứ thản nhiên ngồi hát mà không phải bận tâm về mình.

Thiên Chúa Cha yêu thương loài người Ngài đã dựng nên và Ngài không chỉ ngồi đó mà yêu…. Ngài tích cực lo lắng cho tôi đến cả mọi sợi tóc trên đầu Ngài đều đếm cả. Trái tim của Người Cha này thổn thức tìm cách để làm cho người con này của Ngài được có đủ phương tiện, cơm ăn, áo mặc, cơ hội để trưởng thành và để giống như Chúa Giêsu—sống cho người khác.

Thế thì Chúa Cha ở đâu trong cuộc khổ nạn?

Thiên Chúa Cha vô cùng ao ước để ban cho loài người Chúa Thánh Thần, tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa. Nhưng con người không có đủ sức để đón nhận Chúa Thánh Thần. Ngoài trừ khi con người được ban sức sống mới, ơn Chúa Thánh Thần sẽ làm họ chết tương tự như bạn nhìn thẳng vào mặt trời, mắt bạn sẽ bị hư. Nhưng Ngài sẽ làm gì?

Ngài sẽ gởi Chúa Con làm người để qua xác phàm, nhân loại được tái tạo.

Thiên Chúa Cha vô cùng vui sướng khi thấy Con Một của Ngài ước muốn đi đến “địa ngục” để cứu chúng ta. Để Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng đi vào những nơi tối tăm nhất của loài người với Chúa Con để cứu họ.

Trong vườn địa đàng loài người đã khước từ tình Cha của Thiên Chúa và chọn thằng quỷ sứ cai quản mình. Thiên Chúa đành bó tay khi con người không cho phép Ngài che chở, bao bọc, dưỡng nuôi họ. Và Ngài đã tìm mọi cách để mua lòng loài người để họ quay về với Ngài và để Ngài làm Chúa họ cách trọn vẹn. Ngài tìm được cách qua Người Con. Thiên Chúa sẽ làm người đi vào cảnh nô lệ như tất cả mọi đứa con hư hỏng Ngài đã dựng nên.

Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu trên cây thánh giá mà mắt chúng ta có thể thấy. Và phim Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô của Mel Gibson giúp chúng ta nhìn thấy nó cách rõ ràng hơn. Bạn có bao giờ nghĩ “Nếu vậy, ngày thứ Bảy Chúa Giêsu làm gì?”

Câu hỏi này của tôi đã một phần được trả lời trong cuốn sách Eschatology của ĐTC Benedictô khi Ngài chưa là giáo hoàng.

“…[The Cross] teaches us that God himself suffered and died. Evil is not, then, something unreal for him…. Jesus descended into Sheol, in the night of the soul which he suffered, a night which no one can observe except by entering this darkness in suffering faith.” –Eschatology, page 217

“….[Cây thánh giá] dạy chúng ta rằng Thiên Chúa chịu đựng đau khổ và chết. Sự dữ, vì thế, không là một việc gì đó trửu trượng cho Ngài…. Chúa Giêsu đi xuống Sheol (ngục tổ tông), trong đêm đen của linh hồn, đêm mà Ngài chịu thương khó, đêm mà không ai có thể quan sát ngoại trừ đi vào bóng tối của đêm đen đức tin.”

Đêm đen này các thánh như Têrêsa Lisieux, Mẹ Têrêsa đã phải trải qua, đêm cực hình.

Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học gia, diễn tả Chúa Giêsu sau khi chết trên cây thập tự đã đi xuống địa ngục và chịu khổ hình mà chúng ta đáng phải chịu.

We must not deny that Jesus gave Himself up into the depths of hell not only with many others but on their behalf, in their place.

“Chúng ta không thể từ chối rằng Chúa Giêsu đã tự dâng hiến thân mình trong những nơi sâu thẳm của địa ngục không phải cùng với những người khác, nhưng thay vì họ, thay cho họ.”

Và bài viết ở đây giải nghĩa từ địa ngục, từ gây nhiều thắc mắc của Von Balthasar:

For sin is brought inside the Son when he is literally made sin in Sheol; thus it is brought into the relationship between the Son and the Father; and thus it is finally brought into the love between them, the Holy Spirit. Despite the sin and wrath they experience, each divine person continues to give himself to the other two out of love. In this way, the trinitarian love engulfs sin, thereby destroying it. Christ's descent into hell is glorious because God's invincible (or “ever greater”) love is revealed in the very conditions that present the greatest resistance to it.

Bởi vì tội đã được đem vào trong người Con khi Ngài thực sự đã bị làm nên tội trong Sheol; vì thế, tội được đem vào tương quan giữa Con và Cha; và vì thế nó cuối cùng được mang vào trong tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Bất kể tội và sự phẫn nộ các Ngôi Vị trải qua, mỗi Ngôi Vị tiếp tục trao ban chính mình cho hai Ngôi Vị khác vì yêu. Qua cách này, tình yêu Ba Ngôi vùi lấp tội lỗi và vì thế tiêu diệt nó. Đức Kitô đi xuống địa ngục bởi vì tình yêu không gì có thể đánh bại được của Thiên Chúa (hay “ngay cả mạnh hơn”) được mặc khải ngay trong những trường hợp mà sự kháng cự mạnh mẽ nhất đối với tình yêu tỏ lộ bộ mặt của nó.

 


 

Thiên Chúa Cha đã cùng Thiên Chúa Con, qua Thiên Chúa Con và trong Thiên Chúa Con đi vào mọi góc nẻo của con người tội lỗi, để cùng có mùi như mùi của con chiên bất hạnh của mình, và cứu thoát mọi người không trừ ai.

Thiên Chúa đã đi xuống địa ngục để tìm con cái của Ngài và tái tạo dựng họ. Là thụ tạo mới, giờ đây con người có thể lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa.