Wednesday, May 15, 2013

Ngài đi vào địa ngục

Bài này được dịch từ The Descent Into Hell của Cha Ronald Rolheiser, OMI. (Trang web có một số bài tiếng Việt đã được dịch)

 Một vài năm trước, tôi biết một phụ nữ trẻ đã toan tự tử. Cô ấy 23 tuổi, sống xa gia đình. Gia đình cô trong nỗi sợ hãi, lo lắng vội vàng đến để có mặt với cô. Rồi họ đưa cô ấy trở về nhà và cố gắng để cung cấp cho cô sự chăm sóc của y tế và tâm thần đầy đủ nhất, tốt nhất mà họ có thể tìm được, và quan trọng nhất là mọi người đã bên cạnh cô để ủng hộ cô, cố gắng bằng mọi cách để đem cô ra khỏi sự trầm cảm tự tử.

 Họ đã không thành công. Hai tháng sau, cô ta đã tự tử. Cô ta đi đến một nơi mà không một tình thương nhân loại, thuốc thang hay nhà trị liệu tâm thần nào có thể xâm nhập, một địa ngục riêng tư vượt quá tầm với của loài người.

Có niềm hy vọng nào trong tình cảnh như thế này được?

Với cái nhìn của con người thì chẳng có hy vọng nào cả. Ngoài vòng tác động của đức tin, cô ấy ở bên ngoài khả năng của chúng ta và chúng ta bất lực khi cố gắng để giúp cô. Nhưng, với đức tin có hy vọng, một niềm hy vọng lạ lùng.

Có một tín điều trong đức tin của chúng ta và đối với sự hiểu biết của tôi, là một niềm tin an ủi riêng biệt nhất trong mọi tôn giáo, đó  là niềm tin rằng Đức Kitô đã đi xuống địa ngục (descended into hell như trong Kinh Tin Kính của tiếng Anh).

Một phiên bản của Kinh Tin Kính cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-su “đã đi xuống hỏa ngục”; điều này có nghĩa là gì?
Chúng ta không chắc chắn được. Có những truyền thống khác nhau giải thích về ý nghĩa của cụm từ đó: trong một phiên bản, có lẽ phổ biến nhất cho biết đó là tội lỗi của Adam và Evà đã đóng những cánh cửa thiên đàng và chúng đã bị niêm phong cho đến khi Chúa Giêsu chịu chết. Cuộc tử nạn của Chúa Giê-su đã mở các cánh cửa thiên đàng và chính Người, trong thời gian giữa cái chết và sự phục sinh đã xuống địa ngục (Sheol, phần Dưới Thế) nơi mà các linh hồn của những người đã chết từ thời Adam cách nào đó, nghỉ ngơi. Chúa Giê-su đã mang tất cả họ lên thiên đàng. Cuộc “đi xuống địa ngục” trong phiên bản này về niềm tin, đề cập đến việc Người xuống dưới thế sau cái chết để giải cứu những linh hồn.

Nhưng lại có một sự hiểu biết khác về Chúa Giêsu [đi xuống địa ngục]. Cách giải nghĩa này gợi ý rằng Chúa Giêsu đi xuống địa ngục nêu lên đặc biệt về cách Người chịu chết, về sự sâu thẳm của hỗn loạn và tối tăm mà Ngài đã phải chịu đựng nơi ấy, và tình yêu, lòng tin cậy và sự tha thứ vô tận Ngài đã tỏ lộ trong nơi tối tăm tuyên bố một tình yêu mà có thể xâm nhập vào bất cứ địa ngục nào mà có thể được hình thành. Cách giải nghĩa này khá trừu tượng nên cho phép tôi đưa ra một ví dụ mình họa:

Trong Nhà Thờ Thánh Phaolô ở Anh, có một bức tranh nổi tiếng của Holman Hunt đã linh hứng nhiều vô số những mô phỏng ít giá trị hơn. Đó là một bức tranh mô tả Chúa Giêsu ở bên ngoài cánh cửa với cây đèn lồng, và bức tranh gợi ý rằng chúng ta,  những người ở bên trong cánh cửa đó, phải mở cửa để Chúa Giêsu đi vào, nếu không Người sẽ đứng đợi ngoài cửa. Trong những sự mô phỏng của bức tranh này, các nghệ sĩ còn đi xa hơn nữa, cụ thể là, họ đã đặt tay khóa mở cửa bên trong cánh cửa, nhưng bên ngoài cánh cửa thì không có gì cả, gợi ý rằng Chúa Giêsu không thể đi vào cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta không mở cánh cửa cho phép Người vào.

Tôi còn nhớ khi còn là bé trai nhỏ, tôi nhìn thấy bức tranh này trên một ảnh thánh kẹp sách và nó làm tôi bị ám ảnh, sợ chính điều rằng một ngày nào đó, tôi có thể bị tổn thương, trầm cảm, hoặc bị tê liệt để mở cánh cửa đó cho Chúa đi vào.

Nhưng mạnh mẽ như bức tranh này, Phúc Âm đi ngược lại với ngụ ý của nó. Cách nào?

Thánh Gioan, trong Tin Mừng của Ngài, tô bày hình ảnh này cho chúng ta: ngày Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết, Người thấy các môn đệ vì sợ hãi đã tụ tập với nhau trong căn phòng khóa kín. Chúa Giêsu, không như những mô phỏng của bức tranh tuyệt diệu của Holman Hunt, không đứng bên ngoài cánh cửa để gõ, chờ các môn đệ đến và mở cửa. Người đi qua ngay cả các cánh cửa, đi vào đứng giữa vòng kín của các tông đồ đang sợ hãi và thổi hơi bình an trên họ. Người không bất lực để đi qua cánh cửa khi các môn đệ đều đang rất sợ hãi, thất vọng và quá đau đớn để mở cánh cửa cho Người. Người có thể đi vào chốn địa ngục của họ bằng cách đi qua những cánh cửa mà họ đã khóa lại vì sợ hãi.

Điều này cũng đúng đối với những hỏa ngục riêng tư của mỗi người nơi mà đôi khi chúng ta đi vào. Chúng ta có thể đi vào một thời điểm trong cuộc đời của mình nơi mà những người khác không còn có thể với tay để giúp đỡ chúng ta trong sự đau khổ của mình và nơi mà chúng ta bị quá ổn thương, quá sợ hãi và quá tê liệt để mở cửa cho bất cứ ai đi vào. Sự quan tâm của nhân loại không còn với đến tới chúng ta nữa. Nhưng Chúa Giêsu có thể đi vào những cánh cửa đã bị khóa, Người có thể đi vào tận địa ngục của chúng ta.

Tôi chắc chắn rằng khi người phụ nữ trẻ đã tự tử tôi đề cập đến lúc ban đầu, thức dậy ở thế giới bên kia, cô ấy thấy Chúa Giêsu đang đứng bên trong nỗi sợ và cơn bệnh của mình thở hơi ơn bình an, tình yêu và sự tha thứ, như Người đã làm trong bóng tối và sự hỗn loạn mà Người đã đi xuống trong cái chết của Người. Tôi cũng chắc chắn rằng cô ấy, một người phụ nữ nhạy cảm như cô, đã tìm thấy nơi sự ra lệnh của Ngài, hơi thở của ơn tha thứ, sự bình an mà cho rất nhiều lý do, đã từ chối cô trong đời này.

Niềm tin của chúng ta rằng Chúa Giêsu đã và có thể “đi xuống địa ngục” là điều an ủi đặc biệt nhất trong trọn vẹn tôn giáo. Điều đó đem hy vọng khi không có bất cứ hy vọng nào theo phương cách của loài người. Đôi khi, vì đau ốm và sự tổn thương, người mà chúng ta yêu dấu có thể đi xuống một nơi mà chúng ta, bất kể tình yêu thương và nỗ lực, không thể với tới. Nhưng không phải tất cả đều là thất vọng: Chúa Giêsu có thể đi xuống hỏa ngục đó và ngay cả trong nơi đó Người lại thổi hơi bình an mà lần nữa đem trật tự vào nơi hỗn loạn.

Thursday, March 28, 2013

Tình yêu sao đi xa quá vậy?

Tôi nhớ có một lần lên Facebook và có một người đặt câu hỏi tại sao Chúa Giêsu phải chết trên cây thánh giá.

Bài suy niệm của tôi không trực tiếp trả lời câu hỏi này nhưng hy vọng rằng sau bài suy niệm câu hỏi này sẽ đưa đến chỗ bạn bị ngạc nhiên vì tình yêu đi sao xa quá vậy? Và để bài suy niệm có ý nghĩa, chúng ta cần nhớ đến những lời Chúa Giêsu nói: “Thầy và Cha Thầy là một… Thầy ở đâu, Cha Thầy cũng ở đó…. Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.”

Tôi không bao giờ đặt ra câu hỏi nhưng lòng thắc mắc mà không dám nói ra lời vì sợ mình phạm thượng với Chúa. Câu hỏi đó là: Thiên Chúa Cha Ngài ở đâu trong cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu?

Trong đời sống tâm linh, tôi cảm thấy gần gũi với Thiên Chúa Cha và cảm thấy Thiên Chúa Cha thích mình có lẽ vì người cha dưới đất của tôi tuy không hoàn hảo nhưng tỏ bày sự yêu thích của mình với tôi qua những hành vi rất bình thường. Chẳng hạn như khi tôi lớp 3 hát ngang như cua thế mà cứ rống và anh chị cả chịu không nỗi phải nói “Mày hát ngang như cua bò. Câm miệng là vừa.” Bố ra tiếng bảo vệ “Cứ để cho em nó hát. Nó hát cho vui nhà vui cửa.” Thế là tôi cứ thản nhiên ngồi hát mà không phải bận tâm về mình.

Thiên Chúa Cha yêu thương loài người Ngài đã dựng nên và Ngài không chỉ ngồi đó mà yêu…. Ngài tích cực lo lắng cho tôi đến cả mọi sợi tóc trên đầu Ngài đều đếm cả. Trái tim của Người Cha này thổn thức tìm cách để làm cho người con này của Ngài được có đủ phương tiện, cơm ăn, áo mặc, cơ hội để trưởng thành và để giống như Chúa Giêsu—sống cho người khác.

Thế thì Chúa Cha ở đâu trong cuộc khổ nạn?

Thiên Chúa Cha vô cùng ao ước để ban cho loài người Chúa Thánh Thần, tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa. Nhưng con người không có đủ sức để đón nhận Chúa Thánh Thần. Ngoài trừ khi con người được ban sức sống mới, ơn Chúa Thánh Thần sẽ làm họ chết tương tự như bạn nhìn thẳng vào mặt trời, mắt bạn sẽ bị hư. Nhưng Ngài sẽ làm gì?

Ngài sẽ gởi Chúa Con làm người để qua xác phàm, nhân loại được tái tạo.

Thiên Chúa Cha vô cùng vui sướng khi thấy Con Một của Ngài ước muốn đi đến “địa ngục” để cứu chúng ta. Để Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng đi vào những nơi tối tăm nhất của loài người với Chúa Con để cứu họ.

Trong vườn địa đàng loài người đã khước từ tình Cha của Thiên Chúa và chọn thằng quỷ sứ cai quản mình. Thiên Chúa đành bó tay khi con người không cho phép Ngài che chở, bao bọc, dưỡng nuôi họ. Và Ngài đã tìm mọi cách để mua lòng loài người để họ quay về với Ngài và để Ngài làm Chúa họ cách trọn vẹn. Ngài tìm được cách qua Người Con. Thiên Chúa sẽ làm người đi vào cảnh nô lệ như tất cả mọi đứa con hư hỏng Ngài đã dựng nên.

Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu trên cây thánh giá mà mắt chúng ta có thể thấy. Và phim Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô của Mel Gibson giúp chúng ta nhìn thấy nó cách rõ ràng hơn. Bạn có bao giờ nghĩ “Nếu vậy, ngày thứ Bảy Chúa Giêsu làm gì?”

Câu hỏi này của tôi đã một phần được trả lời trong cuốn sách Eschatology của ĐTC Benedictô khi Ngài chưa là giáo hoàng.

“…[The Cross] teaches us that God himself suffered and died. Evil is not, then, something unreal for him…. Jesus descended into Sheol, in the night of the soul which he suffered, a night which no one can observe except by entering this darkness in suffering faith.” –Eschatology, page 217

“….[Cây thánh giá] dạy chúng ta rằng Thiên Chúa chịu đựng đau khổ và chết. Sự dữ, vì thế, không là một việc gì đó trửu trượng cho Ngài…. Chúa Giêsu đi xuống Sheol (ngục tổ tông), trong đêm đen của linh hồn, đêm mà Ngài chịu thương khó, đêm mà không ai có thể quan sát ngoại trừ đi vào bóng tối của đêm đen đức tin.”

Đêm đen này các thánh như Têrêsa Lisieux, Mẹ Têrêsa đã phải trải qua, đêm cực hình.

Hans Urs von Balthasar, một nhà thần học gia, diễn tả Chúa Giêsu sau khi chết trên cây thập tự đã đi xuống địa ngục và chịu khổ hình mà chúng ta đáng phải chịu.

We must not deny that Jesus gave Himself up into the depths of hell not only with many others but on their behalf, in their place.

“Chúng ta không thể từ chối rằng Chúa Giêsu đã tự dâng hiến thân mình trong những nơi sâu thẳm của địa ngục không phải cùng với những người khác, nhưng thay vì họ, thay cho họ.”

Và bài viết ở đây giải nghĩa từ địa ngục, từ gây nhiều thắc mắc của Von Balthasar:

For sin is brought inside the Son when he is literally made sin in Sheol; thus it is brought into the relationship between the Son and the Father; and thus it is finally brought into the love between them, the Holy Spirit. Despite the sin and wrath they experience, each divine person continues to give himself to the other two out of love. In this way, the trinitarian love engulfs sin, thereby destroying it. Christ's descent into hell is glorious because God's invincible (or “ever greater”) love is revealed in the very conditions that present the greatest resistance to it.

Bởi vì tội đã được đem vào trong người Con khi Ngài thực sự đã bị làm nên tội trong Sheol; vì thế, tội được đem vào tương quan giữa Con và Cha; và vì thế nó cuối cùng được mang vào trong tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Bất kể tội và sự phẫn nộ các Ngôi Vị trải qua, mỗi Ngôi Vị tiếp tục trao ban chính mình cho hai Ngôi Vị khác vì yêu. Qua cách này, tình yêu Ba Ngôi vùi lấp tội lỗi và vì thế tiêu diệt nó. Đức Kitô đi xuống địa ngục bởi vì tình yêu không gì có thể đánh bại được của Thiên Chúa (hay “ngay cả mạnh hơn”) được mặc khải ngay trong những trường hợp mà sự kháng cự mạnh mẽ nhất đối với tình yêu tỏ lộ bộ mặt của nó.

 


 

Thiên Chúa Cha đã cùng Thiên Chúa Con, qua Thiên Chúa Con và trong Thiên Chúa Con đi vào mọi góc nẻo của con người tội lỗi, để cùng có mùi như mùi của con chiên bất hạnh của mình, và cứu thoát mọi người không trừ ai.

Thiên Chúa đã đi xuống địa ngục để tìm con cái của Ngài và tái tạo dựng họ. Là thụ tạo mới, giờ đây con người có thể lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa.

Monday, September 3, 2012

Luật của Chúa được thi hành cách hoàn hảo trong tình yêu

Dịch từ VIS News

Luật của Chúa được thi hành cách hoàn hảo trong tình yêu là đề tài của ĐTC Benedictô XVI trong bài giảng trước khi đọc Kinh Truyền Tin ngày hôm nay (ngày 3 tháng 9 năm 2012).

Giải nghĩa về bài Phúc Âm của Thánh Máccô khi các người Pharisêu trách móc các môn đệ của Chúa Giêsu về việc các ông không thi hành luật Môsê, ĐTC nói Luật của Chúa “là Lời của Ngài hướng dẫn loài người trên đường đời, giải thoát họ khỏi sự nô lệ của ích kỷ và đưa họ vào “đất” của tự do đích thực và sự sống. Vì lý do này mà Luật trong Kinh Thánh không là gánh nặng,… nhưng là món quà quý giá nhất của Thiên Chúa,… là một biểu lộ của Thiên Chúa ao ước để được ở bên cạnh dân của Ngài và để là một Đồng Minh của họ.

Tuy nhiên khi người ta đến cư ngụ ở Đất Hứa và trở nên kho chứa đựng Giới Luật, họ bị cám dỗ “để đặt an toàn và hạnh phúc của họ vào điều không còn là Lời của Chúa nữa: trong của cải và quyền năng, những “thần thánh” khác mà thực ra, trống rỗng và những thần tượng vô ích. Dĩ nhiên, Luật của Chúa vẫn còn đó nhưng nó không còn quan trọng, không còn là quy tắc của cuộc sống; trái lại nó trở nên chỉ là mã ngoài, một sự che đậy, trong khi đó cuộc sống đi theo những lối khác, quy tắc khác, thường là con người ích kỷ và lợi tức của nhóm. Qua cách này, tôn giáo mất đi ý nghĩa chân thực…và bị giáng cấp để trở thành thói quen thứ yếu, thói quen thỏa mãn cái cần thiết của loài người là để cảm thấy họ đã làm điều phải trước mặt Chúa.

“Đây là một nguy cơ nghiêm trọng trong mọi tôn giáo, nguy cơ mà Chúa Giêsu đã gặp trong thời của Ngài và không may mắn cho lắm cũng có thể xảy ra trong Kitô Giáo. Vì thế, lời chống báng của Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay đối với các Kinh sư và Pharisêu phải làm chúng ta suy nghĩ. Chúa Giêsu nhắc lại lời của Isaia: ‘Dân này thờ ta bằng môi miệng mà lòng chúng xa ta; Nó sùng kính Ta cách giả dối, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân’. Trong thư của Thánh Tông Đồ Giacôbê cũng cảnh báo về nguy hiểm của đạo đức giả dối.”

Tuesday, August 28, 2012

ĐTC Benedictô: "Sự thiếu chân thành là dấu vết của ma quỷ"


PHÊRÔ ĐÃ TIN VÀ ĐÃ HIỂU
Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?
Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

Lấy từ CNA

ĐTC Benedictô trong bài giảng giữa trưa khi đọc Kinh Truyền Tin nói sự thiếu chân thành trong cuộc sống là “dấu vết của ma quỷ” mà chúng ta chứng kiến trong quyết định của Giuđa Iscariot để tiếp tục theo Chúa Giêsu mặc dầu hắn ta đã không còn tin vào Chúa Giêsu nữa.

“Vấn nạn là Giuđa đã chẳng lìa bỏ Chúa Giêsu, và lỗi nặng nhất của Giuđa là giả dối, dấu vết của ma quỷ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với Nhóm Mười Hai: “Một người trong anh em lại là quỷ”.

ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện để Đức Maria giúp họ tin vào Chúa Giêsu như Thánh Phêrô và “luôn thành thật với Ngài và với mọi người.”

Sau khi Chúa Giêsu tuyên bố Ngài “là bánh hằng sống từ trời xuống” nhiều môn đệ đã theo Ngài “rút lui và không theo Ngài nữa.”

Khi Chúa Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai nếu họ cũng muốn bỏ Ngài, Thánh Phêrô trả lời thay cho họ: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”

ĐTC nói một kẻ ngoại lệ là Giuđa Iscariot “đã có thể bỏ Chúa Giêsu như những môn đệ khác; thật vậy, hắn đáng lẽ lìa bỏ Chúa Giêsu nếu hắn ta là người thành thật”. Thay vì thế, Giuđa chọn để ở lại với Chúa Giêsu. Không vì lòng tin tưởng hay vì tình yêu, ĐTC Benedicto nói, nhưng vì một ước ao thầm kín để báo thù cái hằn hắn có với Thầy của mình.

“Bởi vì Giuđa cảm thấy mình bị phản bội bởi Chúa Giêsu, và quyết định anh ta cũng sẽ phản bội Ngài. Giuđa là người thuộc nhóm Quá Khích, và muốn một Đấng Mêsia khải hoàn, Đấng mà sẽ dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại Đế Quốc Rôma”. Trái lại, Chúa Giêsu “đã làm thất vọng những ao ước ấy.

ĐTC quay về với 11 tông đồ, những kẻ vẫn tin Chúa Giêsu và nhắc nhở mọi người về “một chú giải rất tuyệt diệu” của Thánh Augustinô khi ngài quan sát cách Thánh Phêrô “đã tin và đã hiểu”.

“Thánh Augustinô không nói chúng ta đã hiểu và tin, nhưng chúng ta đã tin và đã hiểu. Chúng ta phải tin để có thể hiểu,” như Thánh Augustinô đã viết trong bài chú giải về Tin Mừng của Thánh Gioan.

Wednesday, July 11, 2012

Ngài yêu thương bạn cách trọn vẹn

“Ma quỷ cố gắng dùng những vết thương trong cuộc sống, đôi khi đó là những lỗi lầm của chúng ta, để khiến ta cảm thấy ta không thể được Chúa Giêsu yêu thương thật lòng, và điều đó bám dính lấy bạn. Thật là một mối nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Và thật buồn, vì nó hoàn toàn ngược lại với điều Chúa Giêsu thật sự muốn, Ngài đợi chờ để nói chuyện với bạn. Ngài không chỉ yêu bạn, mà hơn thế nữa, Ngài ước ao bạn. Ngài nhớ bạn khi bạn không đến bên Ngài. Ngài khao khát bạn. Ngài yêu bạn luôn mãi, cả khi bạn cảm thấy bất xứng, không được mọi người chấp nhận, thậm chí bạn cũng đôi khi không chấp nhận chính bản thân mình. Ngài là người duy nhất luôn luôn chấp nhận bạn. Chỉ cần tin rằng bạn thật quý giá đối với Ngài. Hãy đem tất cả những nỗi đau bạn chịu đựng đến dưới chân Ngài, mở trái tim bạn ra để được Ngài yêu thương bạn cách trọn vẹn, bạn ngay lúc này. Còn lại tất cả những gì sau đó, Ngài sẽ hoàn tất.”--Mẹ Têrêsa Calcutta

Friday, June 29, 2012

Công lý trong chính trị


Ba Ngôi Thiên Chúa xét xử mọi người
như trong dụ ngôn tách rẽ chiên và dê

Thông Điệp Deus Caritas Est - Thiên Chúa là Tình Yêu số 28 của ĐTC Benedictô

Để xác định chính xác hơn mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công lý và thừa tác vụ bác ái, hai hoàn cảnh nền tảng cần được xem xét:

a) Tổ chức đúng đắn cho xã hội và Quốc gia là một trách nhiệm cốt yếu của chính trị. Như thánh Augustinô đã từng nói, một Quốc gia không được cai trị theo công lý chỉ có thể là một bầy trộm cướp: “Remota itaque iustitia quid sunt regna nisi magna latrocinia?”[18] Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng đối với kitô giáo, nói cách khác, sự phân biệt giữa Hội Thánh và Quốc gia, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế.[19] Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, tuy nhiên nó phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Hội Thánh, như một diễn tả về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau. 

Công lý vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của mọi quyền lực chính trị. Chính trị còn hơn là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công lý, và nó thuộc về lãnh vực đạo đức [luân thường đạo lý]. Chính quyền không thể không đối diện với câu hỏi: làm thế nào để công lý có thể được thực hiện nơi đây và lúc này. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công lý là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và lợi ích.


Chúa Giêsu ánh sáng của thế giới

Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống—một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo thuyết xã hội của Công giáo đặt mình vào chỗ ấy: nó không nhắm đem lại cho Hội Thánh quyền lực trên Chính quyền. Nó càng lại không muốn áp đặt trên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Nó chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, nơi này và lúc này.

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, nghĩa là, trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính của nhân loại. Hội Thánh nhìn nhận rằng không phải trách nhiệm của mình là làm cho giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Hội Thánh muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và kích thích sự hiểu biết rõ ràng hơn những đòi hỏi đích thực của sự công lý cũng như sự sẵn sàng lớn hơn để hành động cho phù hợp, cho dù nó có thể gây nên xung đột với những hoàn cảnh của lợi ích riêng tư. Xây dựng một xã hội công lý và trật tự dân sự, nơi ấy mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn mãi quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Hội Thánh. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Hội Thánh buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công lý trong lãnh vực chính trị.
--Nguồn http://thanhlinh.net/node/4008 ngoại trừ từ "công bằng" được đổi với "công lý"

Wednesday, June 27, 2012

Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2012

Dịch từ VIS News

Chiều hôm qua, thứ bảy ngày 3 tháng 6, 2012, gần nửa triệu người tham dự buổi “Gặp họp của những chứng nhân” ở Bresco Park, Milan, Ý, một trong những sự kiện của Đại Hội Gia Đình Thế Giới. ĐTC đến nơi vào lúc 8:30 tối để ttham dự và ngài trả lời những câu hỏi các gia đình đưa ra bao gồm vấn đề khủng hoảng kinh tế, vị trí của những người đã ly dị trong Giáo Hội và sự bất khả phân ly của bí tích Hôn Phối. ĐGH Benedictô cũng chia sẻ về thời thơ ấu và gia đình của ngài.

Một cặp đính hôn từ Madagascar đang học tại trường đại học ở Ý nói về sự băn khoăn họ cảm thấy khi đối diện với sự “suốt cả đời” của bí tích Hôn Phối. ĐTC giải nghĩa rằng sự bắt đầu yêu, ở trong tình trạng cảm xúc thì không vĩnh viễn. “Cảm xúc yêu phải được thanh luyện. Nó phải trải qua một hành trình nhận định và trong quá trình đó trí tuệ và ý chí cũng sẽ có phần đóng góp… Trong nghi thức Hôn Phối, Giáo Hôi không hỏi nếu hai người yêu nhau nhưng là nếu họ muốn, nếu họ cương quyết [để yêu nhau]. Nói cách khác, sự bắt đầu yêu phải trở nên tình yêu đích thực; nó phải có sự tham gia của ý chí và trí tuệ trong cuộc hành trình thanh luyện, giai đoạn của sự sâu xa hơn để tất cả của con người, với mọi khả năng của người ấy, với nhận định của lý trí và sức lực của ý chí, con người ấy nói: “Vâng, đây là đời của tôi.” ĐTC cũng nhắc đến những yếu tố quan trọng khác chẳng hạn như sự hiệp thông đời sống với những người khác, với bạn bè, Giáo Hội, đức tin và với chính Thiên Chúa.

Một gia đình từ Ba Tư đưa lến vấn đề của các cặp vợ chồng đã ly dị và nay lại tái hôn và họ không thể tham gia vào các bí tích của Giáo Hội. ĐTC Benedictô khẳng định rằng “đây là một trong những nguyên nhân đem đau khổ đến với Giáo Hội hôm nay, và chúng ta không có những giải quyết đơn giản…. Đương nhiên ngăn chặn việc ly dị để nó không phải xảy ra là một phần tử quan trọng. Một phần tử khác là đồng hành với các cặp hôn nhân để bảo đảm các gia đình không bao giờ bị đơn côi nhưng tìm được đồng hành đích thức trên con đường hành trình của họ. Chúng ta phải nói với những người trong hoàn cảnh này Giáo Hội yêu thương họ, nhưng họ phải nhận thấy và cảm nghiệm được tình yêu thương này.” Các giáo xứ và cộng đồng Công Giáo “phải làm mọi sự có thể để những người này cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, rằng họ không phải là “những người bên ngoài” ngay cả khi họ không thể lãnh nhận lời xá tội và bí tích Thánh Thể. Họ phải thấy được rằng họ cũng sống trong Giáo Hội cách trọn vẹn…. Bí tích Thánh Thể [theo nghĩa đón nhận, rước lễ] thì thật và được chia sẻ nếu họ thực sự đi vào sự hiệp thông với Thân Thể của Chúa Kitô. Ngay cả khi không có sự đón nhận ‘thân thể’ của Bí tích, chúng ta có thể được kết hợp với Chúa Giêsu cách thiêng liêng”. Nó là một quan trọng cho các cặp hôn nhân đã ly dị “để có cơ hội sống đời sống đức tin,… để thấy rằng sự chịu đựng của họ là một món quá cho Giáo Hội, vì họ cũng giúp những người khác bảo vệ tính kiên định/không thay đổi của tình yêu, của Hôn Phối;… nỗi chịu đựng của họ là sự đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội cho những giá trị lớn lao của đức tin.

Một gia đình từ Hy lạp hỏi ĐTC các gia đình bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có thể làm gì để không mất niềm hy vọng. ĐTC trả lời: “Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm điều gì cụ thể và mọi người chúng ta cùng chịu sầu khổ vì chúng ta không thể làm điều ấy. Trước hết, chúng ta hãy nói về chính trị. Tôi tin rằng tất cả nhóm cần bày tỏ trách nhiệm hơn nữa, rằng họ không nên đưa ra những hứa hẹn mà họ không thể thi hành, họ không nên chỉ tìm phiếu bầu cứ cho chính họ nhưng phải biểu lộ trách nhiệm cho lợi ích chung của mọi người, với ý thức chính trị cũng là một trách nhiệm của con người và diện luân lý trước mặt Chúa và con người.” Hơn nữa, mỗi một người chúng ta phải làm mọi việc chúng ta có thể làm “với ý thức lớn lao về trách nhiệm và trong sự hiểu biết rằng nếu chúng ta muốn vượt qua khó khăn, hy sinh là một cần thiết.” ĐTC cũng đề nghị là các gia đình giúp đỡ nhau, và các giáo xứ, các thôn xóm cũng làm như vậy, hỗ trợ nhau về vật chất và đừng quên việc cầu nguyện.