Wednesday, June 27, 2012

Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2012

Dịch từ VIS News

Chiều hôm qua, thứ bảy ngày 3 tháng 6, 2012, gần nửa triệu người tham dự buổi “Gặp họp của những chứng nhân” ở Bresco Park, Milan, Ý, một trong những sự kiện của Đại Hội Gia Đình Thế Giới. ĐTC đến nơi vào lúc 8:30 tối để ttham dự và ngài trả lời những câu hỏi các gia đình đưa ra bao gồm vấn đề khủng hoảng kinh tế, vị trí của những người đã ly dị trong Giáo Hội và sự bất khả phân ly của bí tích Hôn Phối. ĐGH Benedictô cũng chia sẻ về thời thơ ấu và gia đình của ngài.

Một cặp đính hôn từ Madagascar đang học tại trường đại học ở Ý nói về sự băn khoăn họ cảm thấy khi đối diện với sự “suốt cả đời” của bí tích Hôn Phối. ĐTC giải nghĩa rằng sự bắt đầu yêu, ở trong tình trạng cảm xúc thì không vĩnh viễn. “Cảm xúc yêu phải được thanh luyện. Nó phải trải qua một hành trình nhận định và trong quá trình đó trí tuệ và ý chí cũng sẽ có phần đóng góp… Trong nghi thức Hôn Phối, Giáo Hôi không hỏi nếu hai người yêu nhau nhưng là nếu họ muốn, nếu họ cương quyết [để yêu nhau]. Nói cách khác, sự bắt đầu yêu phải trở nên tình yêu đích thực; nó phải có sự tham gia của ý chí và trí tuệ trong cuộc hành trình thanh luyện, giai đoạn của sự sâu xa hơn để tất cả của con người, với mọi khả năng của người ấy, với nhận định của lý trí và sức lực của ý chí, con người ấy nói: “Vâng, đây là đời của tôi.” ĐTC cũng nhắc đến những yếu tố quan trọng khác chẳng hạn như sự hiệp thông đời sống với những người khác, với bạn bè, Giáo Hội, đức tin và với chính Thiên Chúa.

Một gia đình từ Ba Tư đưa lến vấn đề của các cặp vợ chồng đã ly dị và nay lại tái hôn và họ không thể tham gia vào các bí tích của Giáo Hội. ĐTC Benedictô khẳng định rằng “đây là một trong những nguyên nhân đem đau khổ đến với Giáo Hội hôm nay, và chúng ta không có những giải quyết đơn giản…. Đương nhiên ngăn chặn việc ly dị để nó không phải xảy ra là một phần tử quan trọng. Một phần tử khác là đồng hành với các cặp hôn nhân để bảo đảm các gia đình không bao giờ bị đơn côi nhưng tìm được đồng hành đích thức trên con đường hành trình của họ. Chúng ta phải nói với những người trong hoàn cảnh này Giáo Hội yêu thương họ, nhưng họ phải nhận thấy và cảm nghiệm được tình yêu thương này.” Các giáo xứ và cộng đồng Công Giáo “phải làm mọi sự có thể để những người này cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, rằng họ không phải là “những người bên ngoài” ngay cả khi họ không thể lãnh nhận lời xá tội và bí tích Thánh Thể. Họ phải thấy được rằng họ cũng sống trong Giáo Hội cách trọn vẹn…. Bí tích Thánh Thể [theo nghĩa đón nhận, rước lễ] thì thật và được chia sẻ nếu họ thực sự đi vào sự hiệp thông với Thân Thể của Chúa Kitô. Ngay cả khi không có sự đón nhận ‘thân thể’ của Bí tích, chúng ta có thể được kết hợp với Chúa Giêsu cách thiêng liêng”. Nó là một quan trọng cho các cặp hôn nhân đã ly dị “để có cơ hội sống đời sống đức tin,… để thấy rằng sự chịu đựng của họ là một món quá cho Giáo Hội, vì họ cũng giúp những người khác bảo vệ tính kiên định/không thay đổi của tình yêu, của Hôn Phối;… nỗi chịu đựng của họ là sự đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội cho những giá trị lớn lao của đức tin.

Một gia đình từ Hy lạp hỏi ĐTC các gia đình bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có thể làm gì để không mất niềm hy vọng. ĐTC trả lời: “Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm điều gì cụ thể và mọi người chúng ta cùng chịu sầu khổ vì chúng ta không thể làm điều ấy. Trước hết, chúng ta hãy nói về chính trị. Tôi tin rằng tất cả nhóm cần bày tỏ trách nhiệm hơn nữa, rằng họ không nên đưa ra những hứa hẹn mà họ không thể thi hành, họ không nên chỉ tìm phiếu bầu cứ cho chính họ nhưng phải biểu lộ trách nhiệm cho lợi ích chung của mọi người, với ý thức chính trị cũng là một trách nhiệm của con người và diện luân lý trước mặt Chúa và con người.” Hơn nữa, mỗi một người chúng ta phải làm mọi việc chúng ta có thể làm “với ý thức lớn lao về trách nhiệm và trong sự hiểu biết rằng nếu chúng ta muốn vượt qua khó khăn, hy sinh là một cần thiết.” ĐTC cũng đề nghị là các gia đình giúp đỡ nhau, và các giáo xứ, các thôn xóm cũng làm như vậy, hỗ trợ nhau về vật chất và đừng quên việc cầu nguyện.

No comments:

Post a Comment