Wednesday, April 27, 2011

Vật chất được đem vào sự sống mới


Ngài đã trao ban chính mình Ngài cho tôi, và kéo tôi ra khỏi chính mình, hướng tôi lên cao

Trich từ bài phỏng vấn ĐGH Benedict của đài truyền hình Ý đâyđây:

“Chúa Giêsu đã không để thân xác của mình bị hư nát. Điều này nói cho chúng ta rằng ngay cả vật chất cũng được đem vào chốn đời đời, nó sẽ được phục sinh, nó không là vật bị mất đi. Nhưng Ngài đã đem vật chất này vào một trạng thái mới của sự sống.

Vì thế có một trạng thái mới, một trạng thái khác, mà chúng ta không biết nhưng đã được tỏ bày trong sự kiện vể Chúa Giêsu và đó là một hứa hẹn lớn lao cho chúng ta: rằng có một thế giới mới, một đời sống mới mà chúng ta đang hành trình về đó.

Ở trong trạng thái này, Chúa Giêsu có thể để Ngài được cảm giác, dang tay ra cho những kẻ theo Người, ăn uống với họ, nhưng vẫn ở ngoài đời sống sinh lý chúng ta đang sống.

Ngài là một người thật, không phải là một bóng ma, rằng Ngài sống một đời sống thật, nhưng là một đời sống mà không còn qui phục sự chết. Đó là lời hứa hẹn lớn lao của chúng ta.

Thật quan trọng để hiều điều này, rõ ràng như chúng ta có thể cho Thánh Thể.

Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta thân xác vinh hiển của Ngài, không phải là thịt để ăn trong trạng thái sinh vật.

Ngài trao ban cho chúng ta chính mình Ngài, sự mới mẻ mà Ngài là, trong nhân tính của chúng ta, trong thể lý con người của chúng ta, và sự mới mẻ này chạm với chúng ta qua bản chất của Ngài để chúng ta có thể để chính mình được thâm nhập bởi sự hiện diện của Ngài, biến hóa trong thánh nhan Ngài.

Điểm này điểm quan trọng vì chúng ta qua đó đã có tiếp xúc với đời sống mới này, loại mới của sự sống, vì Ngài đã vào trong tôi và tôi đã đi ra ngoài chính mình và tôi được nối dài đến một phạm vị mới của sự sống.

Nó không phải về việc chú ý đến những điều chúng ta không hiểu nhưng là để đi trên một cuộc hành trình đến một cảnh sống mới mẻ mà luôn bắt đầu lại một lần nữa trong Thánh Thể.”

Cha sáng lập của Dòng, Chân Phước Giacôbê Alberione có nói rằng đối với người thánh, khi họ vào thế giới bên kia, những gì họ thấy ở đó không làm họ quá đỗi ngạc nhiên. Có lẽ một trong những lý do điều ấy đã xảy ra là vì họ đã trở nên "thánh thể", hiến thân mình cho Nước Trời trong cuộc sống của họ nhờ đã lãnh nhận Thánh Thể. Chúa Giêsu Phục Sinh đã biến đổi họ trở nên giống Người khi Ngài trở nên một với họ trong hiệp lễ.

Monday, April 25, 2011

Tự mâu thuẫn với chính mình

From In Exile, the last paragraph:

Nicholas Lash, professor of Divinity at Cambridge, once made this comment about our struggle: “ . . . we need do no more than notice the most of our contemporaries still find it ‘obvious’ that atheism is not only possible, but widespread and that, both intellectually and ethically, it has much to commend it. This view might be plausible if being an atheist were a matter of not believing that there exists ‘a person without a body’ who is ‘eternal, free, able to do anything, knows everything’ and is ‘the proper object of human worship and obedience, the creator and sustainer of the universe.’ If, however, by ‘God’ we mean the mystery, announced in Christ, breathing all things out of nothing into peace, then all things have to do with God in every move and fragment of their being, whether they notice this and suppose it to be so or not. Atheism, if it means deciding not to have anything to do with God, is thus self-contradictory and, if successful, self-destructive.”

Nicholas Lash, một giáo sư của Thần Học tại Cambridge, USA, có nói:

“…Chúng ta không cần làm điều gì hơn là nhận xét để thấy phần lớn của những người đang sống với chúng ta vẫn thấy sự việc ‘rõ ràng’ rằng vô thần không chỉ là một điều có thể, nhưng lan rộng, và trong lãnh vực trí tuệ và luân lý, nó có nhiều chứng minh đáng giá. Cách nhìn này (đã) có thể hợp lý nếu vô thần có nghĩa là không tin rằng có hiện hữu “một người mà không có xác” người mà “vĩnh cửu, tự do, có thể làm bất cứ điều gì, biết tất cả mọi sự” và là “một người đáng được loài người thờ phượng, vâng phục, đấng tạo hóa và duy trì vũ trụ.” Tuy nhiên nếu, với từ “Thiên Chúa” chúng ta có ý nói về mầu nhiệm, được công bố bởi Đức Kitô, Đấng thổi hơi ra tất cả mọi sự vật từ không không đem nó vào sự bình an, vì thế tất cả đều liên hệ với Thiên Chúa trong tất cả mọi di chuyển và mấu mảnh của nó, dẫu chúng nó nhận ra điều đó và tin nó là như thế hay không. Vô thần, nếu nó có nghĩa là quyết định để không có sự gì dính dáng đến Thiên Chúa, thì tự mâu thuẫn với chính nó và nếu nó thành công, sẽ tự hủy.”


Saturday, April 23, 2011

Chúng ta trở nên giống Đấng chúng ta thờ

Hôm qua tôi đi tham dự Cuộc Tưởng Niệm Sự Thương Khó và chịu chết của Chúa Giêsu vì là ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Đoán qua những cử chỉ bên ngoài, tôi nhận ra rằng những người ngồi chung quanh tôi tham dự cuộc tưởng niệm với hết cả tâm hồn mình. Họ tôn sùng Chúa Giêsu và họ muốn thờ phượng Người bằng những cử chỉ của thân xác họ. Họ cúi đầu thờ lạy tên Thánh của Chúa; nhà thờ im phăng phắc, quỳ xuống trên sàn đất để tỏ lòng thờ phượng khi bài Tin Mừng đọc đến chỗ Chúa sinh thì. Trời nóng, nhà thờ chật chội, nhưng lòng yêu mến muốn vượt lên khỏi những mệt mỏi của con người xác thịt.

Sự tôn kính Thiên Chúa của các anh chị em tôi trong giờ phụng vụ của cộng đoàn dân Chúa, làm tôi rất cảm động.

Đây là một người đàn ông trí thức, tuổi khoảng trung niên, nhưng anh hạ mình trước mặt Thiên Chúa tối cao. Đây là một thanh niên, cố gắng để thờ phượng Chúa của anh biết rằng mình là thụ tạo. Đây là chị tuổi trung niên, đến thờ lạy Chúa và cầu khẩn Ngài cho gia đình.

Thật vinh dự cho họ biết bao, thật vinh dự cho chúng ta biết bao khi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa tối cao. Chúng ta trở nên giống sự chúng ta tôn thờ.

Qua việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta được trở nên giống Ngài: trao ban, tha thứ, khiêm tốn, hiền lành, thánh thiện. Ah, tôi không quá lời. Vì việc đó không xảy ra ngay lập tức, hay ngay cả sau cuối một cuộc đời phụng sự. Nhưng trong cách huyền nhiệm, chúng ta bị thu hút bởi những sự tốt đẹp ấy và nghi ngờ những gì lòe loáng. Và ân huệ của Chúa Giêsu Kitô đã bắt đầu lúc này, Ngài sẽ hoàn tất khi chúng ta cùng chết với Ngài. Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên giống Ngài trong khoảnh khắc nhờ sự phục sinh vinh hiển của Ngài.

Thật vậy, khi thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi “Tất cả chúng ta, mặt không màn che, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (1 Cor. 3,18).

Lời Chúa không thể sai lầm.

Wednesday, April 20, 2011

Thiên Chúa cứu độ thế gian qua một người duy nhất: Đức Giêsu Kitô

"Chúa Giê-su liên kết đức tin về sự phục sinh với bản thân của Người: "Tôi là sự sống lại và là sự sống". Ðức Giê-su sẽ cho những ai tin vào Người, và đã ăn Thịt và uống Máu Người, được sống lại trong ngày sau hết." (GLCG 994)

Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời

Mỗi lần tôi đi rước Mình Máu Thánh Chúa, thân xác này của tôi đang được biến hóa. Tôi đón nhận Chúa Giêsu Phục Sinh vào tâm hồn và thân xác của tôi. Tôi đón nhận sự thánh thiện của Chúa Giêsu Kitô vào không những linh hồn mà thân xác nữa. Mắt tôi không thấy, nhưng thân xác này của tôi đang dần dần được biến đổi thành “thân xác có thần khí”, thần khí của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa của sự sống.

Một phép lạ đang xảy ra trong tôi qua bí tích Thánh Thể. Cũng giống như phép lạ xảy ra trong bí tích Rửa Tội. Thân xác của người được rửa tội, đi vào nước để chết đi. Ra khỏi nước, đón nhận sự tái tạo của Chúa Phục sinh. Con người mới, dấu vết nô lệ tẩy sạch. Một dấu vết mới được ghi khắc trong tâm hồn: đây là con yêu dấu của Ta trong Người Con.

Dân Do-thái trong Kinh Thánh không biết về sự chia rẽ linh hồn và thân xác như chúng ta ngày hôm nay do ảnh hưởng của triết lý Plato. Trong từ ngữ của Kinh Thánh, loài người là một thân xác có hồn. Quẳng đi niềm tin vào sự sống lại trong ngày sau hết trong Chúa Giêsu Kitô, con người chỉ là một loài vật có trí khôn cao hơn. Nếu không có sự phục sinh, chúng ta thật là một súc vật đáng thương. Biết nhiều hơn để tuyệt vọng hơn.

Nhưng Chúa đã phục sinh. Ánh sáng rực rỡ của Ngài chiếu sáng trên gương mặt của chúng ta ngay giữa đời sống vâng lời từ bỏ của thập giá. Vì Chúa đã chiến thắng thần chết, mọi sự của đời sống con người mang ý nghĩa xây dựng Nước Trời không những trong thành công mà nhất là trong thất bại. Thiên Chúa tạo dựng nên muôn loài từ không không. Cứu độ từ cõi chết. Dấu ấn của Ngài là khi loài người bó tay, tuyệt vọng vì mọi người đã thất bại, tình yêu chung thủy của Ngài vẫn ở đó để ra tay. Thiên Chúa Cha đã cứu độ thế gian qua một người duy nhất, Đức Giêsu Kitô. Người vẫn cứu độ thế gian qua sự vâng lời khiêm tốn của tôi tớ khiêm tốn và vâng lời. Dầu chỉ là một người. Sự khiêm tốn vâng lời của bạn theo gương mẫu của Chúa Giêsu có sức đem sự sống đến cho trần gian này.

Đời thánh thiện: dễ như đếm 1 2 3

Sau đây là bài giảng của ĐGH Bênêđictô có nói trong buổi tiếp kiến chung mỗi thứ Tư ngày 13 tháng 4 về ơn gọi sống đời thánh thiện của mỗi người.

Linh hồn thánh thiện là gì? Công Đồng Vatican II đã định rõ rằng thánh thiện không gì hơn là sống bác ái hết sức mình…

Có lẽ ngôn ngữ này cùa Công Đồng Vatican II hơi nghiêm trọng. Có lẽ chúng ta nên nói điều này cách đơn giản hơn. Điều gì là cốt yếu nhất?

  1. Điều cốt yêu là không một ngày Chúa Nhật nào bị bỏ qua để chúng ta được gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Thánh Thể. Đây không phải là gánh nặng nhưng là ánh sáng cho cả tuần.
  2. Không bao giờ bắt đầu một ngày hoặc kết thúc một ngày mà không ít nhất có một giây phút ngắn ngủi để gặp gỡ Chúa.
  3. Và trong cuộc hành trình của đời sống, bước theo “những dấu đường” mà Thiên Chúa đã truyền đạt cho chúng ta trong Mười Điều Răn trong ánh sáng Chúa Kitô; đó đơn giản là định nghĩa của bác ai trong một trường hợp cụ thể. Tôi nghĩ đây là sự giản dị thực sự và sự hùng vĩ của đời sống thánh thiện.

Đây là lý do tại sao thánh Augustinô khi dẫn giải về chương thứ tư của thư thứ nhất của thánh Gioan có thể xác nhận điều thật kinh ngạc: “Dilige et fac quod vis” (Yêu và làm điều bạn muốn). Và ngài tiếp tục: “Nếu bạn phải thinh lặng, hãy thinh lặng vì tình yêu; nếu bạn phải nói, hãy nói vì tình yêu; nếu bạn phải sữa chửa, sữa chửa vì yêu; nếu bạn tha thứ, hãy tha thứ vì yêu; ước gì gốc rễ của tình yêu ở trong bạn, vì từ gốc này không có điều gì ra từ nó mà không tốt” (7, 8: PL 35).

Có lẽ chúng ta nên tự hỏi mình: Chúng ta có thể với cao như thế với những giới hạn và những yếu điểm của chúng ta? Trong năm phụng vụ, Giáo Hội mời chúng ta nhớ dãy các thánh, những người đã sống bác ái cách vẹn toàn, đã sống trong yêu thương và bước theo Chúa Kitô trong đời sống hằng ngày của họ.

… Và tôi cũng muốn cộng vào dãy các thánh này không chỉ những thánh lớn mà tôi yêu mến và biết rõ là “dấu đường”, nhưng cả những thánh giản dị, đó là những người tốt mà tôi thấy trong đời mình, những người sẽ chẳng bao giờ được phong thánh.

…. Tôi muốn mời bạn mở rộng lòng mình cho sự hoạt động của Chúa Thánh Thần, Người biến đổi đời sống chúng ta để chúng ta trở nên những mẫu tranh ghép mảnh của sự thánh thiện mà Thiên Chúa đang tạo dựng trong lịch sử để Khuôn Mặt của Chúa Kitô sẽ chiếu sáng cách rực rỡ. Chúng ta đừng sợ để nhìn trên cao, tới nơi Chúa ngự; chúng ta đừng sợ là Chúa sẽ hỏi quá nhiều nơi chúng ta, nhưng chúng ta hãy để mình được hướng dẫn trong hành động hằng này bằng Lời của Ngài, ngay cả khi chúng ta cảm thấy mình nghèo hèn, không đủ khả năng, tội lỗi: Ngài sẽ là người biến hóa chúng ta theo tình yêu của Ngài.

Tâm hồn trẻ thơ

Để chuẩn bị cho Tuần Thánh và nhất là Tam Nhật Phục Sinh, tôi đọc Giêsu Thành Nadareth, cuốn 2 của ĐGH Bênêdictô XVI. Ở chương 1, điểm ĐGH phân biệt giữa đám đông tung hô Chúa và đám đông của ngày thứ Sáu khi Chúa chịu đóng đanh làm cho tôi cảm thấy phấn khởi.

All three Synoptic Gospels, as well as Saint John, make it very clear that the scene of Messianic homage to Jesus was played out on his entry into the city and that those taking part were not the inhabitants of Jerusalem, but the crowds who accompanied Jesus and entered the Holy City with him.

This point is made most clearly in Matthew’s account through the passage immediately following the Hosanna to Jesus, Son of David: “When he entered Jerusalem, all the city was stirred, saying: Who is this? And the crowds said: This is the prophet Jesus from Nazareth of Galilee” (Mt 21:10-11). The parallel with the story of the wise men from the East is unmistakable. On that occasion, too, the people in the city of Jerusalem knew nothing of the newborn king of the Jews; the news about him caused Jerusalem to be “troubled” (Mt 2:3). Now the people were “quaking”: the word that Matthew uses, eseísthē ( seíō), describes the vibration caused by an earthquake.

People had heard of the prophet from Nazareth, but he did not appear to have any importance for Jerusalem, and the people there did not know him. The crowd that paid homage to Jesus at the gateway to the city was not the same crowd that later demanded his crucifixion....

Matthew’s account has another important text concerning the reception given to Jesus in the Holy City. After the cleansing of the Temple, the children in the Temple repeat the words of homage: “Hosanna to the Son of David!” (21:15). Jesus defends the children’s joyful acclamation against the criticism of “the chief priests and the scribes” by quoting Psalm 8: “Out of the mouths of babies and infants you have brought perfect praise” (v. 2)....

His meaning becomes clear if we recall the story recounted by all three Synoptic evangelists, in which children were brought to Jesus “that he might touch them”. Despite the resistance of the disciples, who wanted to protect him from this imposition, Jesus calls the children to himself, lays his hands on them, and blesses them. He explains this gesture with the words: “Let the children come to me; do not hinder them; for to such belongs the kingdom of God. Truly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God like a child shall not enter it” (Mk 10: 13-16). The children serve Jesus as an example of the littleness before God that is necessary in order to pass through the “eye of a needle”, the image that he used immediately afterward in the story of the rich young man (Mk 10:17-27).

Cả ba Tân Ước Nhất Lãm, cũng như Thánh Gioan, nói rất rõ ràng rằng khung cảnh tôn vinh Đấng Mêsia người ta gán cho Chúa Giêsu xảy ra khi Chúa vào thành và những kẻ tham dự không là dân cư của thành Giêrusalem nhưng là đám đông đã theo Ngài và vào Thành Thánh với Ngài.

Điều này được làm rõ ràng nhất trong Phúc Âm thánh Matthêu, trong đoạn ngay sau sự tôn vinh Chúa Giêsu, Con Vua Đavít: "Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: 'Ông này là ai vậy?' Dân chúng trả lời : 'Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy.'" (Mt 21:10-11) Sự song song của câu chuyện này và câu chuyện của các nhà chiêm tinh từ phương Đông thì không thể lầm được. Cũng trong thời điểm ấy, dân chúng trong thành Giêrusalem không biết điều gì về vị vua dân Do-thái mới sinh ra; tin về Ngài gây "bối rối" (Mt 2:3). Và dân chúng "xôn xao": chữ Mátthêu dùng eseísthē ( seíō), diễn tả sự rung động xảy ra bởi động đất.

Người ta đã nghe về vị ngôn sứ từ thành Nadareth, nhưng Ngài dường như không có gì là quan trọng cho thành Giêrusalem và dân cư ở đó không biết Ngài. Đám đông đã tôn vinh Chúa Giêsu nơi cổng vào thành không cùng là một đám đông mà sau đó đòi đóng đanh Ngài.....

Mátthêu có một phần tường thuật quan trọng về sự tiếp đón Chúa Giêsu trong Thành Thánh. Sau việc tẩy sạch Đền Thờ, những đứa trẻ trong Đền Thờ lập lại những lời ca ngợi: "Chúc tụng Con Vua Đavít!" (21:15). Chúa Giêsu bênh vực lời ca ngợi đầy hân hoan của các trẻ khỏi những lời trách móc của "các thượng tế và kinh sư" trích Thánh vịnh 8: "Qua miệng con thơ trẻ nhỏ, Ngài đã làm bật ra tiếng ngợi khen hoàn hảo." (Tv 8,2)

Ý của Chúa Giêsu sẽ rõ ràng nếu chúng ta nhớ lại câu chuyện đã được tường thuật bởi cả ba Tin Mừng Nhất Lãm khi người ta đem các trẻ nhỏ đến để "Ngài đặt tay trên chúng. Bất kể sự kháng cự của các môn đệ khi họ muốn bảo vệ Ngài khỏi sự quấy rầy, Chúa Giêsu gọi các trẻ em đến với Ngài, đặt tay trên chúng, và chúng lành cho các em. Ngài giải nghĩa hành động này với lời này: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào.” (Máccô 10:13-16). Chúa Giêsu dùng các trẻ nhỏ như một ví dụ về sự cần thiết của tâm hồn nhỏ mọn trước Thiên Chúa để có thể đi qua được "lỗ kim", hình ảnh mà Ngài dùng ngay sau câu chuyện của người giàu có trẻ tuổi (Mc 10:17-27).

Đoạn viết này của ĐGH Bênêđictô làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi đã nghe nhiều lần "đám đông hôm nay tung hô Chúa, ngày mai lại đòi đóng đanh Chúa." Câu này gây nên cảm giác thất vọng. Dầu biết rằng thật thế, mỗi lần tôi phạm tội, tôi thất nghĩa, không tin Chúa và làm Chúa đau lòng. Có một tiếng nói nho nhỏ trong trái tim tôi cũng xuất hiện: "Cố gắng mấy tôi cũng sẽ đóng đanh Chúa. Ôi sầu quá!"

ĐGH Bênêđictô cho tôi một cách nhìn khác. Ngay bây giờ, tôi sẽ thoát được sự sầu khổ tâm hồn ấy như các trẻ nhỏ ca ngợi Chúa Giêsu trong Đền Thờ và sẽ không tham dự vào đám đông không biết Chúa và đã kết án Ngài.

Đứng trước mặt Thiên Chúa, tôi là kẻ bé mọn nhưng được thương yêu. Tôi sẽ để Ngài đặt tay trên tôi, chúc lành cho tôi. Tôi thuộc về đám đông đã theo Ngài.