Monday, September 3, 2012

Luật của Chúa được thi hành cách hoàn hảo trong tình yêu

Dịch từ VIS News

Luật của Chúa được thi hành cách hoàn hảo trong tình yêu là đề tài của ĐTC Benedictô XVI trong bài giảng trước khi đọc Kinh Truyền Tin ngày hôm nay (ngày 3 tháng 9 năm 2012).

Giải nghĩa về bài Phúc Âm của Thánh Máccô khi các người Pharisêu trách móc các môn đệ của Chúa Giêsu về việc các ông không thi hành luật Môsê, ĐTC nói Luật của Chúa “là Lời của Ngài hướng dẫn loài người trên đường đời, giải thoát họ khỏi sự nô lệ của ích kỷ và đưa họ vào “đất” của tự do đích thực và sự sống. Vì lý do này mà Luật trong Kinh Thánh không là gánh nặng,… nhưng là món quà quý giá nhất của Thiên Chúa,… là một biểu lộ của Thiên Chúa ao ước để được ở bên cạnh dân của Ngài và để là một Đồng Minh của họ.

Tuy nhiên khi người ta đến cư ngụ ở Đất Hứa và trở nên kho chứa đựng Giới Luật, họ bị cám dỗ “để đặt an toàn và hạnh phúc của họ vào điều không còn là Lời của Chúa nữa: trong của cải và quyền năng, những “thần thánh” khác mà thực ra, trống rỗng và những thần tượng vô ích. Dĩ nhiên, Luật của Chúa vẫn còn đó nhưng nó không còn quan trọng, không còn là quy tắc của cuộc sống; trái lại nó trở nên chỉ là mã ngoài, một sự che đậy, trong khi đó cuộc sống đi theo những lối khác, quy tắc khác, thường là con người ích kỷ và lợi tức của nhóm. Qua cách này, tôn giáo mất đi ý nghĩa chân thực…và bị giáng cấp để trở thành thói quen thứ yếu, thói quen thỏa mãn cái cần thiết của loài người là để cảm thấy họ đã làm điều phải trước mặt Chúa.

“Đây là một nguy cơ nghiêm trọng trong mọi tôn giáo, nguy cơ mà Chúa Giêsu đã gặp trong thời của Ngài và không may mắn cho lắm cũng có thể xảy ra trong Kitô Giáo. Vì thế, lời chống báng của Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay đối với các Kinh sư và Pharisêu phải làm chúng ta suy nghĩ. Chúa Giêsu nhắc lại lời của Isaia: ‘Dân này thờ ta bằng môi miệng mà lòng chúng xa ta; Nó sùng kính Ta cách giả dối, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân’. Trong thư của Thánh Tông Đồ Giacôbê cũng cảnh báo về nguy hiểm của đạo đức giả dối.”

Tuesday, August 28, 2012

ĐTC Benedictô: "Sự thiếu chân thành là dấu vết của ma quỷ"


PHÊRÔ ĐÃ TIN VÀ ĐÃ HIỂU
Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?
Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

Lấy từ CNA

ĐTC Benedictô trong bài giảng giữa trưa khi đọc Kinh Truyền Tin nói sự thiếu chân thành trong cuộc sống là “dấu vết của ma quỷ” mà chúng ta chứng kiến trong quyết định của Giuđa Iscariot để tiếp tục theo Chúa Giêsu mặc dầu hắn ta đã không còn tin vào Chúa Giêsu nữa.

“Vấn nạn là Giuđa đã chẳng lìa bỏ Chúa Giêsu, và lỗi nặng nhất của Giuđa là giả dối, dấu vết của ma quỷ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với Nhóm Mười Hai: “Một người trong anh em lại là quỷ”.

ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cầu nguyện để Đức Maria giúp họ tin vào Chúa Giêsu như Thánh Phêrô và “luôn thành thật với Ngài và với mọi người.”

Sau khi Chúa Giêsu tuyên bố Ngài “là bánh hằng sống từ trời xuống” nhiều môn đệ đã theo Ngài “rút lui và không theo Ngài nữa.”

Khi Chúa Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai nếu họ cũng muốn bỏ Ngài, Thánh Phêrô trả lời thay cho họ: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”

ĐTC nói một kẻ ngoại lệ là Giuđa Iscariot “đã có thể bỏ Chúa Giêsu như những môn đệ khác; thật vậy, hắn đáng lẽ lìa bỏ Chúa Giêsu nếu hắn ta là người thành thật”. Thay vì thế, Giuđa chọn để ở lại với Chúa Giêsu. Không vì lòng tin tưởng hay vì tình yêu, ĐTC Benedicto nói, nhưng vì một ước ao thầm kín để báo thù cái hằn hắn có với Thầy của mình.

“Bởi vì Giuđa cảm thấy mình bị phản bội bởi Chúa Giêsu, và quyết định anh ta cũng sẽ phản bội Ngài. Giuđa là người thuộc nhóm Quá Khích, và muốn một Đấng Mêsia khải hoàn, Đấng mà sẽ dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại Đế Quốc Rôma”. Trái lại, Chúa Giêsu “đã làm thất vọng những ao ước ấy.

ĐTC quay về với 11 tông đồ, những kẻ vẫn tin Chúa Giêsu và nhắc nhở mọi người về “một chú giải rất tuyệt diệu” của Thánh Augustinô khi ngài quan sát cách Thánh Phêrô “đã tin và đã hiểu”.

“Thánh Augustinô không nói chúng ta đã hiểu và tin, nhưng chúng ta đã tin và đã hiểu. Chúng ta phải tin để có thể hiểu,” như Thánh Augustinô đã viết trong bài chú giải về Tin Mừng của Thánh Gioan.

Wednesday, July 11, 2012

Ngài yêu thương bạn cách trọn vẹn

“Ma quỷ cố gắng dùng những vết thương trong cuộc sống, đôi khi đó là những lỗi lầm của chúng ta, để khiến ta cảm thấy ta không thể được Chúa Giêsu yêu thương thật lòng, và điều đó bám dính lấy bạn. Thật là một mối nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Và thật buồn, vì nó hoàn toàn ngược lại với điều Chúa Giêsu thật sự muốn, Ngài đợi chờ để nói chuyện với bạn. Ngài không chỉ yêu bạn, mà hơn thế nữa, Ngài ước ao bạn. Ngài nhớ bạn khi bạn không đến bên Ngài. Ngài khao khát bạn. Ngài yêu bạn luôn mãi, cả khi bạn cảm thấy bất xứng, không được mọi người chấp nhận, thậm chí bạn cũng đôi khi không chấp nhận chính bản thân mình. Ngài là người duy nhất luôn luôn chấp nhận bạn. Chỉ cần tin rằng bạn thật quý giá đối với Ngài. Hãy đem tất cả những nỗi đau bạn chịu đựng đến dưới chân Ngài, mở trái tim bạn ra để được Ngài yêu thương bạn cách trọn vẹn, bạn ngay lúc này. Còn lại tất cả những gì sau đó, Ngài sẽ hoàn tất.”--Mẹ Têrêsa Calcutta

Friday, June 29, 2012

Công lý trong chính trị


Ba Ngôi Thiên Chúa xét xử mọi người
như trong dụ ngôn tách rẽ chiên và dê

Thông Điệp Deus Caritas Est - Thiên Chúa là Tình Yêu số 28 của ĐTC Benedictô

Để xác định chính xác hơn mối tương quan giữa việc dấn thân cần thiết cho công lý và thừa tác vụ bác ái, hai hoàn cảnh nền tảng cần được xem xét:

a) Tổ chức đúng đắn cho xã hội và Quốc gia là một trách nhiệm cốt yếu của chính trị. Như thánh Augustinô đã từng nói, một Quốc gia không được cai trị theo công lý chỉ có thể là một bầy trộm cướp: “Remota itaque iustitia quid sunt regna nisi magna latrocinia?”[18] Sự phân biệt giữa cái gì thuộc về Xêda và cái gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21) là nền tảng đối với kitô giáo, nói cách khác, sự phân biệt giữa Hội Thánh và Quốc gia, hoặc, như Công đồng Vatican II diễn đạt, sự độc lập của lãnh vực trần thế.[19] Chính quyền không thể áp lực trên tôn giáo, tuy nhiên nó phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự hoà hợp giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Về phần mình, Hội Thánh, như một diễn tả về phương diện xã hội của đức tin kitô giáo, có một sự độc lập riêng và được tổ chức trên nền tảng của đức tin như một cộng đoàn mà Chính quyền phải nhìn nhận. Hai lãnh vực phân biệt lẫn nhau, tuy vậy luôn có quan hệ lẫn nhau. 

Công lý vừa là mục tiêu và tiêu chuẩn nội tại của mọi quyền lực chính trị. Chính trị còn hơn là một cơ chế để xác định luật lệ cho đời sống công cộng: nguồn gốc và mục đích của nó được tìm thấy trong công lý, và nó thuộc về lãnh vực đạo đức [luân thường đạo lý]. Chính quyền không thể không đối diện với câu hỏi: làm thế nào để công lý có thể được thực hiện nơi đây và lúc này. Nhưng câu hỏi đó bao hàm một câu hỏi triệt để hơn nữa: công lý là gì? Đây là một vấn đề liên quan đến lý trí thực hành; nhưng để có thể được sử dụng cách đúng đắn, lý trí cần phải trải qua sự thanh luyện thường xuyên, bởi vì lý trí không bao giờ có thể được hoàn toàn giải thoát khỏi nguy cơ của một thứ mù quáng về phương diện đạo đức, gây ra bởi tác dụng chói chang của quyền lực và lợi ích.


Chúa Giêsu ánh sáng của thế giới

Tại điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Đức tin do bởi bản tính riêng là một sự gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống—một cuộc gặp gỡ mở ra những chân trời mới vượt khỏi lãnh vực của lý trí. Nhưng đồng thời nó là một sức mạnh có sức thanh luyện chính lý trí. Khởi từ viễn ảnh của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi sự mù quáng và vì thế giúp lý trí trở nên hoàn thiện hơn. Đức tin giúp lý trí chu toàn công việc cách hiệu quả hơn và thấy mục tiêu riêng rõ hơn. Giáo thuyết xã hội của Công giáo đặt mình vào chỗ ấy: nó không nhắm đem lại cho Hội Thánh quyền lực trên Chính quyền. Nó càng lại không muốn áp đặt trên những người không chia sẻ cùng một đức tin lối suy nghĩ và cách hành động riêng của mình. Nó chỉ muốn giúp thanh luyện lý trí và góp phần vào sự hiểu biết và đạt tới điều gì là công bình, nơi này và lúc này.

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh biện luận trên nền tảng của lý trí và luật tự nhiên, nghĩa là, trên nền tảng của cái gì tương hợp với bản tính của nhân loại. Hội Thánh nhìn nhận rằng không phải trách nhiệm của mình là làm cho giáo huấn này chiếm ưu thế trong lãnh vực chính trị. Đúng hơn, Hội Thánh muốn giúp đào tạo lương tâm trong lãnh vực chính trị và kích thích sự hiểu biết rõ ràng hơn những đòi hỏi đích thực của sự công lý cũng như sự sẵn sàng lớn hơn để hành động cho phù hợp, cho dù nó có thể gây nên xung đột với những hoàn cảnh của lợi ích riêng tư. Xây dựng một xã hội công lý và trật tự dân sự, nơi ấy mỗi người lãnh nhận điều thuộc về họ, là một nhiệm vụ cốt yếu mà mọi thế hệ phải luôn mãi quan tâm. Vì là một nhiệm vụ chính trị, nó không thể là trách nhiệm trực tiếp của Hội Thánh. Tuy nhiên, bởi vì đây cũng là một trách nhiệm quan trọng nhất của nhân loại, Hội Thánh buộc lòng phải trao tặng một sự đóng góp riêng, qua việc thanh tẩy lý trí và qua việc huấn luyện đạo đức, để hiểu biết và chu toàn những đòi hỏi của công lý trong lãnh vực chính trị.
--Nguồn http://thanhlinh.net/node/4008 ngoại trừ từ "công bằng" được đổi với "công lý"

Wednesday, June 27, 2012

Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2012

Dịch từ VIS News

Chiều hôm qua, thứ bảy ngày 3 tháng 6, 2012, gần nửa triệu người tham dự buổi “Gặp họp của những chứng nhân” ở Bresco Park, Milan, Ý, một trong những sự kiện của Đại Hội Gia Đình Thế Giới. ĐTC đến nơi vào lúc 8:30 tối để ttham dự và ngài trả lời những câu hỏi các gia đình đưa ra bao gồm vấn đề khủng hoảng kinh tế, vị trí của những người đã ly dị trong Giáo Hội và sự bất khả phân ly của bí tích Hôn Phối. ĐGH Benedictô cũng chia sẻ về thời thơ ấu và gia đình của ngài.

Một cặp đính hôn từ Madagascar đang học tại trường đại học ở Ý nói về sự băn khoăn họ cảm thấy khi đối diện với sự “suốt cả đời” của bí tích Hôn Phối. ĐTC giải nghĩa rằng sự bắt đầu yêu, ở trong tình trạng cảm xúc thì không vĩnh viễn. “Cảm xúc yêu phải được thanh luyện. Nó phải trải qua một hành trình nhận định và trong quá trình đó trí tuệ và ý chí cũng sẽ có phần đóng góp… Trong nghi thức Hôn Phối, Giáo Hôi không hỏi nếu hai người yêu nhau nhưng là nếu họ muốn, nếu họ cương quyết [để yêu nhau]. Nói cách khác, sự bắt đầu yêu phải trở nên tình yêu đích thực; nó phải có sự tham gia của ý chí và trí tuệ trong cuộc hành trình thanh luyện, giai đoạn của sự sâu xa hơn để tất cả của con người, với mọi khả năng của người ấy, với nhận định của lý trí và sức lực của ý chí, con người ấy nói: “Vâng, đây là đời của tôi.” ĐTC cũng nhắc đến những yếu tố quan trọng khác chẳng hạn như sự hiệp thông đời sống với những người khác, với bạn bè, Giáo Hội, đức tin và với chính Thiên Chúa.

Một gia đình từ Ba Tư đưa lến vấn đề của các cặp vợ chồng đã ly dị và nay lại tái hôn và họ không thể tham gia vào các bí tích của Giáo Hội. ĐTC Benedictô khẳng định rằng “đây là một trong những nguyên nhân đem đau khổ đến với Giáo Hội hôm nay, và chúng ta không có những giải quyết đơn giản…. Đương nhiên ngăn chặn việc ly dị để nó không phải xảy ra là một phần tử quan trọng. Một phần tử khác là đồng hành với các cặp hôn nhân để bảo đảm các gia đình không bao giờ bị đơn côi nhưng tìm được đồng hành đích thức trên con đường hành trình của họ. Chúng ta phải nói với những người trong hoàn cảnh này Giáo Hội yêu thương họ, nhưng họ phải nhận thấy và cảm nghiệm được tình yêu thương này.” Các giáo xứ và cộng đồng Công Giáo “phải làm mọi sự có thể để những người này cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, rằng họ không phải là “những người bên ngoài” ngay cả khi họ không thể lãnh nhận lời xá tội và bí tích Thánh Thể. Họ phải thấy được rằng họ cũng sống trong Giáo Hội cách trọn vẹn…. Bí tích Thánh Thể [theo nghĩa đón nhận, rước lễ] thì thật và được chia sẻ nếu họ thực sự đi vào sự hiệp thông với Thân Thể của Chúa Kitô. Ngay cả khi không có sự đón nhận ‘thân thể’ của Bí tích, chúng ta có thể được kết hợp với Chúa Giêsu cách thiêng liêng”. Nó là một quan trọng cho các cặp hôn nhân đã ly dị “để có cơ hội sống đời sống đức tin,… để thấy rằng sự chịu đựng của họ là một món quá cho Giáo Hội, vì họ cũng giúp những người khác bảo vệ tính kiên định/không thay đổi của tình yêu, của Hôn Phối;… nỗi chịu đựng của họ là sự đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội cho những giá trị lớn lao của đức tin.

Một gia đình từ Hy lạp hỏi ĐTC các gia đình bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có thể làm gì để không mất niềm hy vọng. ĐTC trả lời: “Lời nói không đủ. Chúng ta phải làm điều gì cụ thể và mọi người chúng ta cùng chịu sầu khổ vì chúng ta không thể làm điều ấy. Trước hết, chúng ta hãy nói về chính trị. Tôi tin rằng tất cả nhóm cần bày tỏ trách nhiệm hơn nữa, rằng họ không nên đưa ra những hứa hẹn mà họ không thể thi hành, họ không nên chỉ tìm phiếu bầu cứ cho chính họ nhưng phải biểu lộ trách nhiệm cho lợi ích chung của mọi người, với ý thức chính trị cũng là một trách nhiệm của con người và diện luân lý trước mặt Chúa và con người.” Hơn nữa, mỗi một người chúng ta phải làm mọi việc chúng ta có thể làm “với ý thức lớn lao về trách nhiệm và trong sự hiểu biết rằng nếu chúng ta muốn vượt qua khó khăn, hy sinh là một cần thiết.” ĐTC cũng đề nghị là các gia đình giúp đỡ nhau, và các giáo xứ, các thôn xóm cũng làm như vậy, hỗ trợ nhau về vật chất và đừng quên việc cầu nguyện.