Bài này được dịch từ The Descent Into Hell của Cha Ronald Rolheiser, OMI. (Trang web có một số bài tiếng Việt đã được dịch)
Một vài năm trước, tôi biết một phụ nữ trẻ đã toan tự tử. Cô ấy 23 tuổi, sống xa gia đình. Gia đình cô trong nỗi sợ hãi, lo lắng vội vàng đến để có mặt với cô. Rồi họ đưa cô ấy trở về nhà và cố gắng để cung cấp cho cô sự chăm sóc của y tế và tâm thần đầy đủ nhất, tốt nhất mà họ có thể tìm được, và quan trọng nhất là mọi người đã bên cạnh cô để ủng hộ cô, cố gắng bằng mọi cách để đem cô ra khỏi sự trầm cảm tự tử.
Họ đã không thành công. Hai tháng sau, cô ta đã tự tử. Cô ta đi đến một nơi mà không một tình thương nhân loại, thuốc thang hay nhà trị liệu tâm thần nào có thể xâm nhập, một địa ngục riêng tư vượt quá tầm với của loài người.
Có niềm hy vọng nào trong tình cảnh như thế này được?
Với cái nhìn của con người thì chẳng có hy vọng nào cả. Ngoài vòng tác động của đức tin, cô ấy ở bên ngoài khả năng của chúng ta và chúng ta bất lực khi cố gắng để giúp cô. Nhưng, với đức tin có hy vọng, một niềm hy vọng lạ lùng.
Có một tín điều trong đức tin của chúng ta và đối với sự hiểu biết của tôi, là một niềm tin an ủi riêng biệt nhất trong mọi tôn giáo, đó là niềm tin rằng Đức Kitô đã đi xuống địa ngục (descended into hell như trong Kinh Tin Kính của tiếng Anh).
Một phiên bản của Kinh Tin Kính cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-su “đã đi xuống hỏa ngục”; điều này có nghĩa là gì?
Chúng ta không chắc chắn được. Có những truyền thống khác nhau giải thích về ý nghĩa của cụm từ đó: trong một phiên bản, có lẽ phổ biến nhất cho biết đó là tội lỗi của Adam và Evà đã đóng những cánh cửa thiên đàng và chúng đã bị niêm phong cho đến khi Chúa Giêsu chịu chết. Cuộc tử nạn của Chúa Giê-su đã mở các cánh cửa thiên đàng và chính Người, trong thời gian giữa cái chết và sự phục sinh đã xuống địa ngục (Sheol, phần Dưới Thế) nơi mà các linh hồn của những người đã chết từ thời Adam cách nào đó, nghỉ ngơi. Chúa Giê-su đã mang tất cả họ lên thiên đàng. Cuộc “đi xuống địa ngục” trong phiên bản này về niềm tin, đề cập đến việc Người xuống dưới thế sau cái chết để giải cứu những linh hồn.
Nhưng lại có một sự hiểu biết khác về Chúa Giêsu [đi xuống địa ngục]. Cách giải nghĩa này gợi ý rằng Chúa Giêsu đi xuống địa ngục nêu lên đặc biệt về cách Người chịu chết, về sự sâu thẳm của hỗn loạn và tối tăm mà Ngài đã phải chịu đựng nơi ấy, và tình yêu, lòng tin cậy và sự tha thứ vô tận Ngài đã tỏ lộ trong nơi tối tăm tuyên bố một tình yêu mà có thể xâm nhập vào bất cứ địa ngục nào mà có thể được hình thành. Cách giải nghĩa này khá trừu tượng nên cho phép tôi đưa ra một ví dụ mình họa:
Trong Nhà Thờ Thánh Phaolô ở Anh, có một bức tranh nổi tiếng của Holman Hunt đã linh hứng nhiều vô số những mô phỏng ít giá trị hơn. Đó là một bức tranh mô tả Chúa Giêsu ở bên ngoài cánh cửa với cây đèn lồng, và bức tranh gợi ý rằng chúng ta, những người ở bên trong cánh cửa đó, phải mở cửa để Chúa Giêsu đi vào, nếu không Người sẽ đứng đợi ngoài cửa. Trong những sự mô phỏng của bức tranh này, các nghệ sĩ còn đi xa hơn nữa, cụ thể là, họ đã đặt tay khóa mở cửa bên trong cánh cửa, nhưng bên ngoài cánh cửa thì không có gì cả, gợi ý rằng Chúa Giêsu không thể đi vào cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta không mở cánh cửa cho phép Người vào.
Tôi còn nhớ khi còn là bé trai nhỏ, tôi nhìn thấy bức tranh này trên một ảnh thánh kẹp sách và nó làm tôi bị ám ảnh, sợ chính điều rằng một ngày nào đó, tôi có thể bị tổn thương, trầm cảm, hoặc bị tê liệt để mở cánh cửa đó cho Chúa đi vào.
Nhưng mạnh mẽ như bức tranh này, Phúc Âm đi ngược lại với ngụ ý của nó. Cách nào?
Thánh Gioan, trong Tin Mừng của Ngài, tô bày hình ảnh này cho chúng ta: ngày Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết, Người thấy các môn đệ vì sợ hãi đã tụ tập với nhau trong căn phòng khóa kín. Chúa Giêsu, không như những mô phỏng của bức tranh tuyệt diệu của Holman Hunt, không đứng bên ngoài cánh cửa để gõ, chờ các môn đệ đến và mở cửa. Người đi qua ngay cả các cánh cửa, đi vào đứng giữa vòng kín của các tông đồ đang sợ hãi và thổi hơi bình an trên họ. Người không bất lực để đi qua cánh cửa khi các môn đệ đều đang rất sợ hãi, thất vọng và quá đau đớn để mở cánh cửa cho Người. Người có thể đi vào chốn địa ngục của họ bằng cách đi qua những cánh cửa mà họ đã khóa lại vì sợ hãi.
Điều này cũng đúng đối với những hỏa ngục riêng tư của mỗi người nơi mà đôi khi chúng ta đi vào. Chúng ta có thể đi vào một thời điểm trong cuộc đời của mình nơi mà những người khác không còn có thể với tay để giúp đỡ chúng ta trong sự đau khổ của mình và nơi mà chúng ta bị quá ổn thương, quá sợ hãi và quá tê liệt để mở cửa cho bất cứ ai đi vào. Sự quan tâm của nhân loại không còn với đến tới chúng ta nữa. Nhưng Chúa Giêsu có thể đi vào những cánh cửa đã bị khóa, Người có thể đi vào tận địa ngục của chúng ta.
Tôi chắc chắn rằng khi người phụ nữ trẻ đã tự tử tôi đề cập đến lúc ban đầu, thức dậy ở thế giới bên kia, cô ấy thấy Chúa Giêsu đang đứng bên trong nỗi sợ và cơn bệnh của mình thở hơi ơn bình an, tình yêu và sự tha thứ, như Người đã làm trong bóng tối và sự hỗn loạn mà Người đã đi xuống trong cái chết của Người. Tôi cũng chắc chắn rằng cô ấy, một người phụ nữ nhạy cảm như cô, đã tìm thấy nơi sự ra lệnh của Ngài, hơi thở của ơn tha thứ, sự bình an mà cho rất nhiều lý do, đã từ chối cô trong đời này.
Niềm tin của chúng ta rằng Chúa Giêsu đã và có thể “đi xuống địa ngục” là điều an ủi đặc biệt nhất trong trọn vẹn tôn giáo. Điều đó đem hy vọng khi không có bất cứ hy vọng nào theo phương cách của loài người. Đôi khi, vì đau ốm và sự tổn thương, người mà chúng ta yêu dấu có thể đi xuống một nơi mà chúng ta, bất kể tình yêu thương và nỗ lực, không thể với tới. Nhưng không phải tất cả đều là thất vọng: Chúa Giêsu có thể đi xuống hỏa ngục đó và ngay cả trong nơi đó Người lại thổi hơi bình an mà lần nữa đem trật tự vào nơi hỗn loạn.